Cơn mưa lớn kéo dài vài tiếng dễ gây nên hiện tượng ngập úng trong nội đô. Lái xe qua vùng ngập nước, bạn cần áp dụng kỹ năng dưới đây để tránh làm ô tô bị thủy kích.
Trận mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ trong những ngày cuối tháng 5 tại Hà Nội và TPHCM khiến nhiều tuyến đường tê liệt vì nước ngập sâu. Nhiều người không dám mạo hiểm lái xe ô tô ra đường nhưng vẫn nhiều người không thể nằm nhà, buộc phải lái xe ra đường.
Kỹ năng lái xe ô tô an toàn qua vùng ngập nước: Ứng dụng ngay để tránh gặp “hạn” thủy kích.
Trên thực tế, sau mỗi cơn mưa dông, giao thông thành phố trở nên hỗn loạn. Nhiều đoạn đường ngập sâu, nước dồn dập táp bờ như mặt sông. Tình cảnh này trở thành thử thách đối với các tài xế lái xe ô tô.
Xem thêm: Xe tải chở hàng giá rẻ tại Bình Dương
Ngay cả những bác tài có nhiều kinh nghiệm cũng phải lăn tăn làm sao có thể điều khiển xe vượt qua đoạn đường ngập nước an toàn, nhất là những đoạn đường chưa từng đi qua và chưa thông thuộc “cấu hình” của mặt đường.
Để tránh rơi vào tình huống xe bất ngờ giở chứng nằm đường hay bị thủy kích, sửa chữa tốn kém mà bán lỗ không ai mua. Bạn nên áp dụng những kỹ năng dưới đây để vượt đường ngập nước an toàn.
Nội dung chính
Quan sát kỹ càng, ước lượng mức độ ngập nước
Không nên vội vàng cho xe phi vào vũng nước như kiểu nhanh chóng “thoát thân”. Bất cứ đoạn đường ngập nước nào cũng ẩn chứa những hiểm họa không lường trước. Việc của bạn là dừng xe để quan sát. Hãy theo dõi những chiếc xe đi trước để ước lượng mực nước ngập trên đường. Nếu thấy những chiếc xe có có cấu hình tương tự di chuyển qua vùng ngập nước dễ dàng thì bạn nên cho chiếc xe lăn bánh theo.
Không nên vội vàng cho xe phi vào vũng nước như kiểu nhanh chóng “thoát thân”.
Vận hành trên đường ngập nước thì những dòng xe gầm cao như bán tải, SUV, Crossover có lợi thế hơn so dòng sedan, hatchback. Do đó, tùy vào mực nước trên mặt đường mà bạn có thể quyết định đi tiếp hay quay đầu tìm đường khác để đi.
Xem thêm: Chuyển nhà trọn gói Bình Dương
Đi số thấp, đừng quên tắt điều hòa
Những chiếc xe sử dụng dẫn động bánh trước hoặc dẫn động bánh sau nên duy trì vận tốc ở cấp số thấp nhất. Những xe sử dụng dẫn động 4 bánh thì nên sử dụng chế độ dẫn động 2 cầu chậm (4L), chế độ này giúp xe hoạt động ở cấp số thấp, truyền năng lượng từ động cơ đến 4 bánh và duy trì tốc độ thấp hơn ở tốc độ tua máy tối ưu.
Nên nhớ di chuyển đều chân ga nhằm ngăn nước xâm nhập vào buồng đốt hoặc chui vào ống xả. Hãy tắt điều hòa để nhiệt độ không ảnh hưởng tới công suất vận hành. Tuyệt đối không được dừng xe đột ngột giữa vùng nước sâu.
Di chuyển chậm, giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Cho xe di chuyển qua đoạn đường ngập nước một cách từ từ để không tạo sóng nước vỗ dồn dập vào xe. Hãy cố gắng duy trì làn sóng nhỏ hình vòng cung phía trước mũi xe và không cho nước tràn qua mui xe.
Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Mọi thao tác phải diễn ra từ từ, ngay cả tốc độ di chuyển. Tuyệt đối không được tăng tốc đột ngột và rà nhẹ chân ga. Khi đã thoát khỏi vùng ngập nước, hãy cố gắng duy trì tốc độ 7 km/h.
Những người có kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết, người điều khiển xe nên giữ khoảng cách an toàn với những chiếc xe khác và không nên đi gần những xe có trọng tải lớn, dễ đối diện với làn sóng nước mạnh do chiếc xe đó tạo ra, khiến nước tràn vào họng hút gió và xâm nhập vào khoang động cơ.
Kiểm tra xe sau sau khi đi qua vùng ngập nước
Hãy dành chút thời gian để kiểm tra toàn diện chiếc xe trước khi tiếp tục cho xe lăn bánh. Bên cạnh việc kiểm tra lại phanh, hệ thống trợ lực lái, bạn cần quan sát và loại bỏ rác, cành cây mắc phải xe. Đánh giá xe nước đã bị chui vào khoang lái hay chưa. Chắc ăn hơn, hãy đưa xe tới gara để sấy khô xe trước khi bắt đầu hành trình mới.